Năm 2021, sản xuất và tiêu thụ giấy của Trung Quốc đều đạt trên 120 triệu tấn

Năm 2021, sản xuất và tiêu thụ giấy của Trung Quốc đều đạt trên 120 triệu tấn

Ngày đăng: 24/05/2022 - Chuyên mục: Tin chuyên ngành

Sản lượng giấy đạt 121,05 triệu tấn vào năm 2021, mức cao kỷ lục và tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó 84,47 triệu tấn (68% tổng sản lượng) do 30 nhà sản xuất hàng đầu của Trung Quốc thực hiện. Con số này năm 2011 chỉ là 43,1%, như vậy mức độ tập trong của ngành giấy Trung Quốc tăng đáng kể.

Do giá giấy tương đối cao, đặc biệt là đối với giấy cao cấp và bìa sản xuất từ bột nguyên chất trong nửa đầu năm, năm 2021 là một năm có lãi đối với phần lớn các công ty giấy của Trung Quốc.

Lợi nhuận của các nhà sản xuất giấy đạt 54,1 tỷ NDT (8 tỷ USD) vào năm ngoái, tăng 17,01% so với năm 2020.

Tiêu thụ giấy tại Trung Quốc đã tăng lên mức cao mới là 126,48 triệu tấn vào năm 2021, tăng 6,94% so với năm 2020.

Một yếu tố làm mức tiêu thụ giấy tăng là sản xuất giấy tăng nhưng xuất khẩu giấy giảm 6,86% so với cùng kỳ năm trước xuống còn 5,47 triệu tấn.

Nhập khẩu giấy của Trung Quốc giảm 5,55%, tương đương 640.000 tấn, xuống 10,9 triệu tấn vào năm 2021, kết thúc bốn năm tăng trưởng liên tiếp từ 2017 đến 2020.

Hình minh họa (Ảnh: Internet)

Sự sụt giảm đáng chú ý nhất trong nhập khẩu là đối với giấy làm lớp sóng, giảm xuống còn 2,94 triệu tấn vào năm ngoái từ mức 3,89 triệu tấn vào năm 2020. Nguyên nhân của sự suy giảm này là do giá giấy thu hồi tăng cao, đặc biệt là ở Đông Nam Á, và chi phí vận chuyển cao khiến giá giấy ở nước ngoài kém cạnh tranh hơn so với giá giấy nội địa ở Trung Quốc.

Nhập khẩu giấy lớp phẳng của Trung Quốc, bao gồm kraftliner làm từ sợi nguyên chất và các loại giấy lớp phẳng tái chế, giảm xuống 3,99 triệu tấn từ 4,04 triệu tấn một năm trước đó.

Sun Paper đã đưa hai máy xeo giấy làm thùng sóng tái chế với tổng công suất 1 triệu tấn/năm tại nhà máy ở Muang Phin, tỉnh Savannakhet, Lào vào đầu năm 2021. Phần lớn sản lượng của hai máy xeo được xuất khẩu sang Trung Quốc và Lào, một quốc gia ở Đông Nam Á không giáp biển, thay thế Mỹ trở thành nguồn nhập khẩu giấy lớp phẳng lớn nhất của Trung Quốc. Lượng giấy lớp phẳng từ quốc gia Đông Nam Á không giáp biển này đã tăng từ 0 trong những năm trước lên khoảng 729.000 tấn vào năm 2021.

Tác động của việc cấm nhập khẩu giấy thu hồi: Các nhà máy ở Trung Quốc đã sản xuất 28,05 triệu tấn giấy lớp phẳng và 26,85 triệu tấn giấy làm lớp sóng vào năm 2021, tăng tương ứng 14,96% và 12,34% so với cùng kỳ năm 2020. Như vậy sản lượng giấy làm thùng sóng tái chế chiếm 45,4% tổng sản lượng giấy năm 2021 của Trung Quốc.

Nhưng sản xuất giấy in báo giảm sút, sản lượng năm 2021 chỉ đạt 900.000 tấn, giảm 18,18% so với năm 2020. Tiêu thụ giấy in báo cũng giảm 8,57% xuống còn 1,6 triệu tấn, trong đó nhập khẩu loại này tăng 9,23% phần nào bù đắp cho sự sụt giảm sâu trong sản xuất.

Nhập khẩu bột giảm: Nhập khẩu bột của Trung Quốc, bao gồm cả loại không dùng để sản xuất giấy và bột giấy tái chế, đạt 30,52 triệu tấn vào năm 2021, giảm 2,65% so với mức cao kỷ lục 31,35 triệu tấn vào năm 2020.

Giá bột nhập khẩu trung bình là 675,49 USD/tấn, cao hơn khoảng 31,78% so với năm 2020.

Giá bột nhập khẩu cao đã khuyến khích các nhà sản xuất trong nước tăng cường sản xuất và việc khởi động một số dây chuyền mới ở Trung Quốc đã thúc đẩy sản lượng bột của nước này lên mức kỷ lục 18,09 triệu tấn vào năm 2021, tăng 21,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Để đối phó với lệnh cấm nhập khẩu giấy thu hồi, các nhà sản xuất giấy tại Trung Quốc đã khai thác các nguồn cung cấp bột giấy tái chế từ nước ngoài. Năm 2021, Trung Quốc đã nhập khẩu 3,27 triệu tấn bột tái chế, tăng 31,33% so với năm 2020, bao gồm cả 830.000 tấn giấy mà Hiệp hội Giấy Trung Quốc xác định là bột giấy tái chế cuộn lại, được đưa vào Trung Quốc và được coi là giấy nhập khẩu.

Theo PPI Asia

Tin tức khác